Những nỗ lực sau thành lập
Agribank Tây Bình Phước hiện quản lý 6 chi nhánh loại 2 trực thuộc tại Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Lộc Hiệp, Bù Đốp và Bình Long, cùng 6 phòng giao dịch. Agribank Tây Bình Phước không ngừng nỗ lực để hoàn thành trọng trách của một ngân hàng thương mại trong việc cung cấp tín dụng và dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn như Hi88 Vip8 . Điển hình, Agribank Tây Bình Phước đã triển khai đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp nông thôn, với mục tiêu gia tăng sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các cá nhân, gia đình.
“Với vai trò là ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước, có hệ thống mạng lưới đến tận vùng nông thôn, Agribank Tây Bình Phước không chỉ cạnh tranh được với các ngân hàng khác mà với lợi thế này, ngân hàng còn thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn” - ông Lê Minh Đạo, Phó giám đốc Agribank Tây Bình Phước cho biết.
Với sứ mệnh “tam nông”, Agribank Tây Bình Phước hướng đến khách hàng là nông dân để hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hiện Agribank có trên 200 sản phẩm dịch vụ chia thành các nhóm: Sản phẩm huy động vốn; thanh toán trong nước; dịch vụ thẻ; thanh toán quốc tế; kinh doanh ngoại hối, kiều hối; ngân hàng điện tử E-banking; ngân quỹ và quản lý tiền tệ; dịch vụ ủy thác đại lý và nhóm sản phẩm dịch vụ liên kết…
Ngân hàng xác định rõ một trong những nhiệm vụ quan trọng là cùng với xây dựng sản phẩm, dịch vụ tiện ích thì vấn đề đặt ra cần phục vụ khách hàng tốt hơn; cải cách thủ tục thông qua phương thức đưa ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ thông tin như: Internet Banking, Mobile Banking… đáp ứng nhu cầu giao dịch điện tử tăng nhanh, trợ giúp khách hàng giao dịch 24/24 giờ.
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (Agribank E-Mobile Banking) lũy kế đến ngày 31-10-2021 là 42.343 người. Thu phí dịch vụ tính đến ngày 31-10-2021 đạt 24.778 triệu đồng, hoàn thành 93,7% kế hoạch giao. Trong đó, thu từ thanh toán trong nước chiếm tỷ trọng cao nhất. Tính đến ngày 31-10-2021 chỉ tiêu này đạt 8.497 triệu đồng, chiếm tỷ trọng bằng 34,29%/tổng thu dịch vụ. |
Bên cạnh đó, Agribank đã triển khai thêm nhiều sản phẩm, chức năng, tiện ích phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0, như: Thanh toán QR code, Samsung Pay, thanh toán không tiếp xúc (Contactless) - công nghệ mới nhằm tối ưu hóa tiện ích, gia tăng tính bảo mật và rút ngắn thời gian cho chủ thẻ... Đầu năm 2019, Agribank đã hoàn tất việc triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng thêm 40 CDM (ATM) đa chức năng. Đặc điểm nổi bật của CDM, ngoài tính năng thông thường như máy ATM, khách hàng có thể gửi tiền mặt vào tài khoản và mở tài khoản tiền gửi trực tuyến. “Trước kia khi chuyển tiền phải đợi đến lượt để làm thủ tục, giờ có máy nạp tiền tự động, tôi không cần tiếp xúc với nhân viên ngân hàng, tránh được nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong thời điểm này, đồng thời thao tác cũng chỉ mất 2-3 phút. Đây là dịch vụ ưu việt tại ngân hàng” - anh Đào Minh Thắng, xã Tiến Hưng, TP. Đồng Xoài chia sẻ.
Đồng hành với người dân trong đại dịch
Trước khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Agribank Tây Bình Phước đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, đồng hành, chia sẻ khó khăn cùng khách hàng. Đến ngày 31-10-2021, ngân hàng đã cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ cho hơn 500 khách hàng, tổng dư nợ 553,6 tỷ đồng. Thực hiện giảm lãi, phí cho toàn bộ khách hàng còn dư nợ và cho vay mới với khoảng 30.000 khách hàng, tổng số tiền giảm lãi cho khách hàng dự kiến đến ngày 31-12-2021 khoảng 100 tỷ đồng; cho vay lãi suất ưu đãi với gần 1.000 khách hàng, dư nợ hơn 800 tỷ đồng…
Công ty cổ phần Thanh Phương QLC có trụ sở tại phường Tân Thiện, TP. Đồng Xoài là doanh nghiệp phân phối xi măng có quy mô lớn. Trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh tạm ngưng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Anh Nguyễn Hữu Quang, Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Phương QLC cho biết: “Năm 2021, tình hình dịch bệnh rất khó khăn, doanh nghiệp bán hàng chậm kéo theo nguồn vốn thu vào ít nên khó khăn về tài chính. Nhờ Agribank Tây Bình Phước hỗ trợ vốn vay và giảm lãi suất nên doanh nghiệp đang phục hồi, sản xuất trở lại”.
Tổng dư nợ của Agribank Tây Bình Phước đạt 12.700 tỷ đồng; nguồn vốn 7.650 tỷ đồng. Lợi nhuận đến 31-10-2021 đạt gần 400 tỷ đồng. Lượng khách hàng tiền vay hơn 30.000 người, khách hàng tiền gửi là 150.000 người. |
Với sứ mệnh “tam nông”, Agribank Tây Bình Phước luôn coi “Nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính”. Trong đại dịch Covid-19, không chỉ doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề mà những nhà nông canh tác với diện tích lớn cũng gặp khó khăn về đầu ra sản phẩm. Hộ anh Nguyễn Hữu Quốc ở xã Tân Thành có vườn quýt gần 20 ha. Để chăm sóc cây trồng trong vườn lúc nào cũng có 10 nhân công, chưa kể nhân công thời vụ. Do dịch bệnh, quýt không bán được, tiền thuê nhân công, phân bón không thể không chi trả. Lúc này, nguồn vốn vay vô cùng quan trọng với gia đình anh Quốc. Thấu hiểu khó khăn của khách hàng, Agribank Tây Bình Phước đã cho vay vốn, đồng thời thực hiện cơ cấu nợ, giảm lãi suất giúp gia đình anh vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch.
An sinh xã hội là giá trị cốt lõi
Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện trách nhiệm xã hội là một trong những giá trị cốt lõi của Agribank Tây Bình Phước, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới của Bình Phước.
Agribank Tây Bình Phước tiền thân là Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh thị xã Đồng Xoài. Với mục tiêu nâng cao mô hình quản trị, quản lý phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, tháng 11-2018, ngân hàng được tách ra từ Ngân hàng NN&PTNT Hi88 Vip8 theo Quyết định số 1254 của Hội đồng thành viên Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam để trở thành ngân hàng nông nghiệp cấp 1 tại Hi88 Vip8 . |
Trong 2 năm qua, mỗi năm ngân hàng hỗ trợ hàng tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn như: Ủng hộ Quỹ Vì người nghèo tỉnh; ủng hộ 10 xe lăn cho Hội Người mù tỉnh; ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt; ủng hộ 2 tấn gạo cho ATM gạo TP. Đồng Xoài... tổng trị giá hơn 850 triệu đồng; ủng hộ phòng chống Covid-19 gần 1,3 tỷ đồng; hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho học sinh huyện Lộc Ninh, Bù Đốp trị giá hàng trăm triệu đồng. Đặc biệt trong năm 2021, Agribank Tây Bình Phước tài trợ xây dựng cột cờ tại huyện Lộc Ninh trị giá 2 tỷ đồng.
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, sau 3 năm hoạt động, Agribank Tây Bình Phước đều hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của cấp trên giao. Chặng đường phía trước đang mở ra nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, tuy nhiên với phương châm “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”, Agribank Tây Bình Phước sẽ tiếp tục gắn kết với người dân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế tại địa phương.
Nguồn tin: BPO:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn